Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Nguyễn Bá Thanh - Những điều tôi biết
Mấy ngày hôm nay trên báo giấy và nhất là trên các báo mạng đã có nhiều bài báo viết về Nguyễn Bá Thanh, một người mà tôi rất đỗi yêu quý. Đọc những dòng chữ đầy tình cảm yêu thương, quý trọng của các nhà báo và của rất nhiều bạn đọc đối với anh khi biết anh lâm trọng bệnh, được đưa sang Mỹ điều trị và sẽ được đưa trở về Đà Nẵng tiếp tục chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo này, tôi không thể không viết những dòng này về anh dù biết rằng, anh đã nhiều lần từ chối các nhà báo khi ngỏ lời viết về mình.

 


Kỳ 1: Từ Phó bí thư Huyện ủy đến... Phó giám đốc nông trường


Đối với tôi, anh không chỉ là một Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, một người lãnh đạo gần dân, được nhân dân yêu mến, quý trọng, mà còn là một người đồng chí, một người bạn chân tình, luôn nặng lòng với đồng chí, đồng đội và bạn bè mà không phải ai cũng có được.


Tôi quen biết Nguyễn Bá Thanh và có nhiều kỷ niệm không thể quên đối với anh từ cách đây đã hơn 30 năm. Năm 1984, tôi được Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam cử đi học tập trung trong hai năm (1984-1986) tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) thì anh Thanh cũng được Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng cử đi học lớp này. Anh và tôi ở sát phòng nhau và sinh hoạt chung một Chi bộ trong suốt hai năm cùng học. Khi ấy anh mới ngoài 30 tuổi, là Tỉnh ủy viên dự khuyết, Phó bí thư Huyện ủy Hòa Vang.

 

Biết vợ chồng tôi từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng trong những năm chống Mỹ tại Quảng Đà (Quảng Nam, Đà Nẵng) anh Thanh rất quý tôi và coi tôi như một người anh hơn tuổi, một người bạn cùng quê, tuy tôi không sinh ra trên đất Quảng. Là một người yêu thơ và có một số bài thơ khá hay, nhưng chưa bao giờ in báo, nên cũng dễ hiểu khi anh biết tôi có làm thơ và có bài thơ “Gửi dòng sông thân yêu” tôi viết năm 1972 về dòng sông Thu Bồn quê hương anh, được nhiều người yêu thích, sau này được đưa vào tuyển tập “Một trăm năm thơ Đất Quảng” và “Thơ Miền Trung thế kỷ XX”.

 


Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh (phải) và nhà báo Dương Đức Quảng

 

Một hôm anh “khích” tôi: “Gần mười năm nay chẳng thấy ông anh làm thêm một bài thơ nào nữa, hay là không còn yêu đất Quảng?!”. Không biết có phải vì lời “khích” này của anh hay bởi tình yêu của tôi với đất Quảng vẫn vẹn tròn mà sau đó, tôi đã viết bài thơ “Đôi điều với con”, dành cho con trai Đà Trang của tôi trong đó có bốn câu mở đầu: “Cha mẹ hẹn nhau sẽ đưa con về thăm lại Quảng Đà/ Nơi con sinh giữa ngày vui toàn thắng/ Cờ Tổ quốc bay rợp trời Đà Nẵng/ Tên đất này cha mẹ đặt tên con”...

 

Sau này, năm 2005, vợ chồng tôi có dịp trở lại Đà Nẵng, gặp lại Nguyễn Bá Thanh, thăm lại vùng căn cứ cũ nhân dịp kỷ niệm 30 năm Giải phóng miền Nam, nhớ lại những năm tháng mắc võng ngủ rừng, “Nằm cong mãi sau ngày giải phóng/ Hễ nằm giường là lại đau lưng”, tôi viết tiếp phần 2 của bài thơ “Đôi điều với con”, mà gần 20 năm trước do anh Thanh “khích tướng” mà tôi có được: “Cha mẹ về đây như về lại nhà mình/ Cùng đồng đội về thăm nơi ở cũ/ Qua sông Trà Nô nhớ mùa nước lũ/ Tóc buộc dây rừng, bè chuối vượt sông”...

 

Kết thúc hai năm học cùng Nguyễn Bá Thanh tôi được cử đi làm nghiên cứu sinh về báo chí tại Trường Chính trị cao cấp Tiệp Khắc còn Nguyễn Bá Thanh trở về Đà Nẵng, chúng tôi không còn liên lạc gì với nhau. Năm 1990 tôi về nước, trong một lần vào Đà Nẵng công tác, tôi cùng nhà văn Hồ Duy Lệ, một người bạn thân thiết từ những năm tháng cùng làm báo trên chiến trường Quảng Đà, đến thăm Nguyễn Bá Thanh tại nhà riêng của anh ở Hòa Cường, mà bây giờ nghe Lệ nói gia đình anh vẫn còn ở đó.

 

Trong bữa cơm thân mật với chúng tôi, Nguyễn Bá Thanh kể nhiều chuyện về công việc và cuộc sống của anh kể từ ngày chúng tôi xa nhau, có chuyện tôi đã biết qua Hồ Duy Lệ và bạn bè, có chuyện bấy giờ mới biết qua chính lời kể của anh.

 

Sau khi học xong hai năm ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trở về địa phương, ai cũng tưởng anh còn trẻ, đã là Tỉnh ủy viên, Phó bí thư Huyện ủy lại đã qua đào tạo chính trị cao cấp nhất định sẽ được “thăng quan”. Song trái lại, anh đã gặp không ít gian truân, đố kỵ, không những không được “thăng quan” mà còn bị “giáng chức”, không còn được đảm nhận chức vụ cũ là Phó bí thư Huyện ủy mà bị đưa lên miền núi, làm Phó giám đốc rồi Giám đốc Nông trường chè Quyết Thắng, một nông trường đang ở vào thời kỳ rất khó khăn, đói kém, nhiều công nhân phải bỏ việc để đi đào đãi vàng kiếm sống.

 

Nhận nhiệm vụ mới, anh sắn quần leo đồi, lội suối, vào tận các bãi khai thác vàng kéo anh em công nhân trở lại nông trường làm việc, tổ chức lại công việc trồng chè, mở thêm dịch vụ, tạo thêm công ăn việc làm và sản phẩm hàng hóa, cùng anh chị em công nhân vực nông trường này thoát khỏi nguy cơ bị xóa sổ. Nhiệm kỳ sau của Đại hội Đảng bộ tỉnh, anh lại được bầu vào Tỉnh ủy và được điều về làm Phó giám đốc, rồi Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

 

Chiếc bàn cờ tướng và vụ tự thiêu hụt

 

Lần ấy tôi lại có chuyến công tác ghé qua Đà Nẵng, gọi điện thăm Nguyễn Bá Thanh. Anh vui vẻ mời tôi đến chỗ anh làm việc, tiếp tôi ngay trong phòng Giám đốc Sở của anh. Tôi đã đọc nhiều bài viết về niềm đam mê công việc và thể thao của anh, nhất là đối với bóng đá và quần vợt, nhưng chưa thấy ai nói đến niềm đam mê một môn thể thao trí tuệ khác của anh là cờ tướng. Buổi trưa hôm tôi đến thăm ấy, anh rủ tôi chơi cờ tướng quên cả nghỉ trưa.

 

Sau này, khi tôi là Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Văn phòng Chính phủ, được tháp tùng đoàn của Thủ tướng Phan Văn Khải vào làm việc với thành phố Đà Nẵng - khi ấy đã là thành phố trực thuộc Trung ương mà anh làm Chủ tịch UBND, sau khi làm việc và mời cơm Thủ tướng đến hơn 21 giờ, anh ở lại nhà khách, rủ tôi đánh cờ với anh. Anh Thanh đánh cờ tướng khá hay, tôi cũng không đến nỗi dở, nhưng chơi với anh tôi được thì ít mà thua thì nhiều.

 

Hôm ấy, trong đoàn tháp tùng Thủ tướng còn có anh Nguyễn Văn Thanh (khi đó cùng ở Văn phòng Chính phủ với tôi, sau này là Phó tổng Thanh tra Chính phủ, hiện là Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn), chơi cờ tướng cũng rất hay. Nguyễn Bá Thanh “thách” hai anh em tôi nếu ai đánh thắng được anh thì anh sẽ biếu bộ bàn cờ tướng của anh để giữ làm kỷ niệm.

 

Chúng tôi chơi từ 21 giờ 30 đến gần 2 giờ sáng hôm sau Nguyễn Bá Thanh mới chịu thua cờ Nguyễn Văn Thanh. Giữ đúng lời hứa, Nguyễn Bá Thanh nhất định trao bằng được bộ bàn cờ tướng khá đẹp cho hai anh em chúng tôi mang về. Tôi hiểu thêm, Nguyễn Bá Thanh là một con người như thế, nói đi đôi với làm, không thể khác được!

 


Ông Nguyễn Bá Thanh đi thị sát một khu vực bị giải tỏa

 

Những năm còn công tác ở Hà Nội, tuy xa Đà Nẵng nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi những biến chuyển “như trong mơ” trên mảnh đất tôi yêu quý và gắn bó, mà mỗi biến chuyển “như trong mơ” ấy đều gắn liền với tên tuổi Nguyễn Bá Thanh, trên cương vị Chủ tịch UBND, Bí thư Thành ủy đầu tiên từ ngày thành phố này trực thuộc Trung ương.

 

Tôi được nghe, được biết nhiều chuyện và cả nhiều giai thoại về Nguyễn Bá Thanh, vui có, buồn có, trong những năm anh đứng mũi chịu sào tại đây. Nào chuyện anh giải trình công việc trên cương vị Chủ tịch UBND thành phố hoặc chỉ đạo, kiểm tra công việc trên cương vị Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, trong các kỳ họp HĐND, lần nào cũng có truyền hình tại chỗ để báo cáo với dân, có lần kéo dài mấy tiếng đồng hồ liền.

 

Nào chuyện với cương vị Chủ tịch thành phố, anh trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi và trò chuyện thân tình với những đối tượng xã hội đặc biệt, có nhiều hoàn cảnh khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, như những người ở tù về còn mang nặng mặc cảm xã hội, không có công ăn việc làm; những người làm nghề lái xe ôm hoặc đẩy xe ba gác thuê, đầy lo toan vất vả; các trẻ em đường phố thiếu nơi nương tựa và dạy dỗ, hay cả với những người đàn ông đánh vợ gây nhiều bức xúc trong gia đình và xã hội...

 

Mỗi lần gặp gỡ và trò chuyện ấy là một lần anh hiểu thêm, gần gũi thêm cuộc sống của người dân và lần nào cũng vậy anh đều có cách gợi mở rồi cùng chính quyền, đoàn thể tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách xã hội, tạo công ăn, việc làm hoặc hỗ trợ tài chính giúp những người dân nghèo này vượt khó khăn.

 

Bây giờ đi trên các con đường mới mở hoặc mở rộng thêm trong nội thành và từ nội thành đến các vùng ven, nhất là con đường rộng lớn, đẹp đẽ từ nội thành ra sân bay Đà Nẵng, hoặc đi trên những chiếc cầu hiện đại và đẹp đẽ bắc qua sông Hàn, chắc cũng không nhiều người biết chuyện anh từng nhiều lần “vào cuộc”, trực tiếp tham gia vận động thuyết phục người dân di rời, phá rỡ nhà cửa dành đất để mở đường, làm cầu như thế nào và cũng đã từng “chịu trận” như thế nào để có được kết quả như ngày hôm nay.

 

Có trường hợp gia đình một vị lão thành cách mạng trong diện giải tỏa để mở đường, mặc dù đã được đền bù tài sản nhưng kiên quyết “một tấc không đi, một ly không rời”. Không chỉ với cương vị Chủ tịch thành phố mà còn với tư cách là con của một liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ, bậc con cháu của vị lão thành cách mạng này, Nguyễn Bá Thanh trực tiếp đến tận nhà thuyết phục, nhưng vẫn không được. Vị này còn tuyên bố nếu cứ tiến hành giải tỏa thì sẽ tự thiêu tại chỗ.

 

Đến ngày giải tỏa, ai cũng ngại, không dám sáp vào việc, anh đã xuống tận nơi, vừa trực tiếp thuyết phục vị lão thành này thêm một lần nữa, vừa cương quyết chỉ đạo tiến hành giải tỏa, kể cả việc điều xe cứu hỏa và xe cứu thương đến tận hiện trường để đề phòng hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. Có lẽ chính từ những việc làm quyết liệt như thế mà thành phố Đà Nẵng có được diện mạo như ngày hôm nay và hình ảnh của anh đã đi vào lòng dân.

 

Một lần vào Đà Nẵng dịp gần tết, tôi đi xe ôm đến thăm một người bạn, hỏi anh lái xe ôm về Nguyễn Bá Thanh, anh khoe vừa được Chủ tịch thành phố Nguyễn Bá Thanh tặng quà tết cho anh và những anh em cùng cảnh ngộ. Thử hỏi có mấy vị lãnh đạo ở các tỉnh, thành phố làm được những việc như Nguyễn Bá Thanh đã làm và được người dân yêu mến đến thế!

 

Cái “lãi” lớn nhất của cuộc đời

 


 

Có lần tôi nói với một nhà văn, cuộc đời của Nguyễn Bá Thanh là một nguyên mẫu, nếu có tài một nhà văn có thể viết được một cuốn tiểu thuyết rất hay, bởi vì anh trải qua quá nhiều thử thách và cả giông tố trong cuộc đời. Anh không chỉ có những người yêu mến, quý trọng mà cũng có cả những người không muốn nhìn mặt anh, ghét anh đến mức tìm mọi cách để hại anh, làm anh phải “lên bờ xuống ruộng”.

 

Mỗi lần có sự kiện chính trị lớn liên quan đến anh, nhất là “nghe nói” anh sẽ được điều động hoặc bố trí vào vị trí lãnh đạo ở cấp cao hơn là thế nào cũng có những “sự cố” không hay đến với anh. Năm 2000, ngay buổi chiều ngày 29/3, Ngày kỷ niệm 25 năm Giải phóng thành phố Đà Nẵng và cũng là ngày khánh thành cầu Sông Hàn mà kinh phí xây dựng có một phần không nhỏ là từ nguồn đóng góp của nhân dân thành phố,

 

Phạm Văn Thông, Giám đốc một công ty xây dựng ở Đà Nẵng tham gia thi công cây cầu này bị bắt. Sau đó là những thông tin được “rò rỉ” ra ngoài cho báo chí đăng, có báo ám chỉ, có báo nêu đích danh Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ từ Thông hàng tỉ đồng để được trúng thầu thi công cây cầu này. Sau này tôi còn đọc trên Internet một danh sách hàng chục người được cho là đã nhận hối lộ từ Thông, trong đó có Nguyễn Bá Thanh và một vài cán bộ cấp cao khác. Tôi băn khoăn và có lúc không khỏi lo lắng cho Nguyễn Bá Thanh.

 

Song với những cảm nhận và hiểu biết của tôi về anh, lại có thêm những nguồn tin mà tôi được biết ở Văn phòng Chính phủ và một số cơ quan có trách nhiệm khác, nhất là qua một số đồng chí lãnh đạo và bạn bè ở Đà Nẵng, tôi tin Nguyễn Bá Thanh không phải là một người như vậy. Một vị lão thành ở Đà Nẵng đã nói với tôi: “Bá Thanh hết lòng lo cho dân thì làm sao lại ăn tiền ở một công trình do người dân đóng góp để xây dựng được!”.

 

Sau này khi mọi chuyện đã được làm rõ, chính Phạm Văn Thông phủ nhận lời khai đã hối lộ cho Nguyễn Bá Thanh, tôi biết rõ thêm ai là người đã chỉ đạo tạo dựng hồ sơ, tìm mọi cách để làm cho anh lâm vào vòng lao lý, chí ít cũng là mất chức Chủ tịch UBND thành phố mới toại nguyện! Tôi được biết, chính vị “tai to mặt lớn” này ghen ăn tức ở với Nguyễn Bá Thanh đã trực tiếp vào tận trại tạm giam gặp Phạm Văn Thông ép Thông khai ra những chuyện “tày trời” như đã nói ở trên mà sau này chính Thông đã phủ nhận. Vì thế Nguyễn Bá Thanh mới được “tai qua, nạn khỏi”.

 

Chưa hết, bảy năm sau, kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XII (2007), khi Nguyễn Bá Thanh được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng hiệp thương giới thiệu ra ứng cử thì gần tới ngày bầu cử có hai Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cùng một vài người khác từ Đà Nẵng ra Hà Nội mang theo đơn thư và rải cả “tờ rơi” tố cáo anh tham nhũng, tiêu cực, phạm pháp, trong đó có vụ anh nhận hối lộ hàng tỉ đồng của Thông trong việc xây dựng cầu sông Hàn trước đây.

 

Sự việc nghiêm trọng đến mức các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Ủy ban Bầu cử Trung ương phải khẩn trương vào cuộc, một lần nữa xem xét, kết luận những điều đơn thư tố cáo Nguyễn Bá Thanh trước khi chốt danh sách cuối cùng để công bố trước ngày bầu cử. Tôi thực sự lo cho anh, vì anh như “cá nằm trên thớt”, không biết số phận sẽ được định đoạt thế nào! Nhưng anh nói với tôi, anh vẫn bình tĩnh, tự tin vào mọi việc mình đã làm, tin tưởng và tôn trọng mọi kết luận và quyết định của các cấp có thẩm quyền.

 

Anh bảo cuộc đời anh, từ lúc là một cậu học sinh miền Nam được học trên đất Bắc, tốt nghiệp đại học về quê làm kỹ sư nông nghiệp rồi lên làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp, Phó chủ tịch rồi Phó bí thư Huyện ủy, Giám đốc Nông trường, Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp của tỉnh thế là đã “hết cỡ” rồi, chẳng bao giờ nghĩ rằng, có lúc lại được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố thuộc tỉnh rồi Chủ tịch UBND thành phố trực thuộc Trung ương như bây giờ!

 

Vì thế làm Chủ tịch ngày nào là cuộc đời của anh có “lãi” ngày ấy, bởi vì với cương vị ấy anh lo được nhiều việc cho dân hơn. Anh đã được làm Chủ tịch thành phố nhiều năm, được mang tâm trí và sức lực của mình cùng với nhân dân Đà Nẵng chung lòng chung sức làm thay da đổi thịt thành phố quê hương là anh vui lắm rồi. Bây giờ dù có không được ứng cử làm đại biểu Quốc hội và làm Chủ tịch thành phố đi nữa thì cuộc đời của anh cũng đã “có lãi”, có chi mà buồn!

 

(Xem tiếp kỳ sau)

 

Dương Đức Quảng

(Nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Văn phòng Chính phủ)
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Người Việt thông minh hay khôn lỏi? (13-01-2015)
    Báo Trung Quốc chỉ trích bộ trưởng Đinh La Thăng (12-01-2015)
    À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói… (11-01-2015)
    Từ đâu người Đà Nẵng yêu ông Bá Thanh? (10-01-2015)
    Ông Nguyễn Bá Thanh đã đến BV Đà Nẵng (09-01-2015)
    Tại sao người Việt không thể ngồi cùng nhau? (08-01-2015)
    Điểm lại những phát ngôn ấn tượng của ông Nguyễn Bá Thanh (07-01-2015)
    Ông Nguyễn Bá Thanh hoãn về nước vì thời tiết xấu (06-01-2015)
    Pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam: Con hổ không răng? (05-01-2015)
    'Em mong anh chắc tay súng bảo vệ biển đảo đến cùng' (04-01-2015)
    10 thói hư tật xấu của người Việt Nam (03-01-2015)
    'Văn hóa nhậu nhẹt' - sự quái gở của người Việt? (30-12-2014)
    Giá dầu giảm, sao chỉ chăm chăm lo nhà nước thiệt? (29-12-2014)
    Từ chính sách đến những 'đối sách' không thể ngửi nổi (28-12-2014)
    Chúng ta cần những thứ kỷ lục đó để làm gì? (26-12-2014)
    Toàn xe siêu sang: Ai nói Việt Nam nghèo? (26-12-2014)
    Chuyện nhà cao cửa rộng của quan chức (25-12-2014)
    'Nhà nước như con bò sữa, thằng nào vắt được thì cứ vắt' (24-12-2014)
    Ai không tin xin mời đọc Đại Việt sử ký toàn thư (23-12-2014)
    Khi Hoa hồng bị nhét vào Phong bì (22-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153127930.